0

Có nên dự trữ bình Oxy phòng dịch Covid không?

Dịch Covid19 diễn biến phức tạp, nhiều người dân đã đặt mua các bình khí Oxy, máy thở... khiến các mặt hàng này tăng giá. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp khí, qua tìm hiểu thông tin và tham vấn ý kiến các bác sĩ, xin được tổng hợp như sau:

Theo thống kê ở Việt Nam cũng như các điểm dịch khác trên thế giới, 80% các ca nhiễm Covid19 là không có triệu chứng, 20% xuất hiện các triệu chứng với các mức độ như sau:

Mức độ nhẹ: Viêm đường hô hấp trên cấp tính

- Người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ.

- Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy.

Mức độ vừa: Viêm phổi

- Người lớn và trẻ lớn: bị viêm phổi (sốt, ho, khó thở, thở nhanh) và không có dấu hiệu viêm phổi nặng, SpO2 ≥ 93% khi thở khí trời.

- Trẻ nhỏ: trẻ có ho hoặc khó thở và thở nhanh. Thở nhanh được xác định khi nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2-11 tháng; ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 - 5 tuổi) và không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng.

- Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, tuy nhiên , hình ảnh X-quang, siêu âm hoặc CT phổi thấy hình ảnh viêm phổi kẽ hoặc phát hiện các biến chứng.

 Mức độ nặng- Viêm phổi nặng

- Người lớn và trẻ lớn: sốt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng hô hấp, kèm theo bất kỳ một dấu hiệu sau: nhịp thở > 30 lần/phút, khó thở nặng, hoặc SpO2 < 93% khi thở khí phòng.

Tham khảo thêm : https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6847426-2507

Trong đó nguy hiểm nhất là triệu chứng "thiếu Oxy thầm lặng"  được ví là sát thủ thầm lặng dẫn đến nhiều cái chết đột ngột.

Tham khảo: https://vnexpress.net/thieu-hut-oxy-tham-lang-o-benh-nhan-covid-19-4326785.html

Vậy nếu hệ thống quá tải, các F0 phải tự cách ly tại nhà thì phải làm sao?

Bên cạnh tinh thần tích cực, lạc quan, sinh hoạt theo hướng dẫn của BYT thì F0 nên được đo nồng độ O2 trong máu thường xuyên. Các thiết bị này được bán nhiều trên thị trường, được tích hợp trong một số dòng điện thoại Galaxy Note 8, Note 9...

Khi nồng độ Oxy trong máu dưới 93% tức là phổi đã bị tổn thương cần phải được thở oxy ngay và nhập viện điều trị.

Với việc tích trữ bình Oxy: Việc này có thể cần nếu nơi F0 ở không gần các trung tâm y tế, thời gian cấp cứu lâu thì có thể dùng thở trong thời gian chờ nhập viện. Tuy nhiên bảo quản chai khí O2 cần tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt để phòng chống cháy nổ: bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, dầu mỡ... Với điều kiện các hộ gia đình không nên chọn loại bình lớn sẽ khó di chuyển, bảo quản. Trên thị trường có một số loại bình O2 như sau:

- Bình dung tích 4l: thời gian thở liên tục khoảng 2-4h

- Bình dung tích 8-10l: thời gian thở liên tục khoảng 8-10

- Bình dung tích 40l: thời gian thở liên tục 1-2 ngày.

Để thở được Oxy từ chai khí cần phải có bộ điều áp (đồng hồ thở) chuyên dụng là loại có cốc chứa nước làm ẩm Oxy và có hệ thống dây thở mà báo chí hay gọi là "thở oxy gọng kính":

Tuy nhiên như đã nói ở trên việc tự ý thở Oxy chỉ là biện pháp cấp bách trong lúc chờ nhập viện vì tăng nồng độ Oxy trong máu cũng dẫn đến nhiều tác hại theo kết luận của "Hội hô hấp TP HCM" :"Oxy trị liệu giúp điều chỉnh hạ oxy máu chứ không điều trị khó thở hay các nguyên nhân hạ oxy máu. Hạ oxy máu và hạ oxy mô gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhưng tăng oxy máu (hyperoxemia) cũng dẫn đến nhiều tác hại. Luôn luôn cảnh giác tình trạng suy hô hấp hypercapnia ở bệnh nhân COPD và những bệnh nhân trong nhóm nguy cơ cao. Oxy phải được xem là một loại thuốc, có chỉ định chặt chẽ và ghi y lệnh đầy đủ trong hồ sơ bệnh án và phải nêu SpO2 mục tiêu."

Tham khảo thêm: http://www.hoihohaptphcm.org/index.php/chuyende/benh-phoi/606-cap-nhat-khuyen-cao-bts-2017-ve-oxy-tri-lieu

Như vậy có thể thấy việc tích trữ bình Oxy là không cần thiết làm tăng giá và gây áp lực về nguồn cung cho y tế. Bên cạnh đó điều trị triệu chứng viêm phổi cấp không phải chỉ có mình Oxy là đủ và việc tự ý thở Oxy khi không có sự theo dõi của nhân viên y tế cũng có thể gây ra nhiều tác hại.

icon icon icon icon